001-234-567-8910

5th Avenue Madson, NY758, USA

Get Update on our recent Gadgets & Tabs

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Thai nhi ở các tuần tuổi như thế nào

Chăm sóc thai kì theo tuần

Khoảng thời gian mang thai luôn là khoảng thời gian thật tuyệt vời nhưng bạn cũng sẽ khá băn khoăn lo lắng cho sự phát triển của mầm sống mới trong cơ thể bạn.
Để tránh những lo lắng này, hãy cùng Huggies tham khảo những thông tin bổ ích về chăm sóc thai kỳ theo tuần để tận hưởng tối đa quãng thời gian 9 tháng 10 ngày của bạn và bé nhé.
Trong loạt bài về chăm sóc thai kỳ theo tuần, Huggies sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết, bổ ích và kịp thời từ những tuần thai đầu tiên cho đến những ngày cuối cùng. Hãy nhớ rằng quá trình mang thai của bạn sẽ không hoàn toàn giống y hệt những sản phụ khác, cho dù bạn có thể có những biểu hiện tương tự nhau.

Làm sao để tính tuổi thai nhi?

Thai nhi thường nằm trong bụng mẹ khoảng 40 tuần và có khoảng 38 tuần để phát triển đầy đủ. Do vậy, nếu có sự chênh lệch thời gian sinh khoảng 2 tuần thì bé yêu của bạn vẫn an toàn.

Tìm hiểu về chu kỳ ba tháng

Bạn cần biết rằng 12 tuần đầu được gọi là chu kỳ 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuần 13 tới tuần 26 là chu kì 3 tháng thứ 2 và từ tuần 27 đến tuần 40 là chu kỳ 3 tháng cuối.
Mỗi chu kỳ đánh dấu bước chuyển biến bằng cả những dấu hiện ổn định và thay đổi của mẹ và thai nhi. Bạn biết đấy, những thay đổi về thể chất là cần thiết để chuẩn bị cho sự cứng cáp khỏe mạnh của bé trước khi sẵn sàng đối diện với cuộc sống bên ngoài.

Những thay đổi trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ?

Trong khoảng 6 tuần đầu tiên của thai kỳ, nếu không theo dõi, hầu hết phụ nữ không nhận ra rằng họ đang mang thai. Tuy nhiên, đây lại là thời gian thai nhi phát triển rất nhanh.
Chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, khoảng 12-24 giờ sau khi rụng trứng, trứng có thể được thụ tinh với một tinh trùng duy nhất. Quá trình này thường xảy ra trong các ống dẫn trứng, khi lớp niêm mạc tử cung được hình thành để cung cấp một môi trường lý tưởng cho trứng đã thụ tinh. Ngay tại thời điểm trứng và tinh trùng gặp nhau, một nhóm nhỏ các tế bào cũng hình thành và phát triển cùng lúc. Nhau thai hình thành và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng, đồng thời hình thành nội tiết tố quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.
Việc tìm hiểu, theo dõi sự phát triển theo đơn vị tuần trong 3 tháng đầu của thai kỳ là cơ sở quan trọng để tối ưu hóa cơ hội sống sót của phôi thai.
Phôi thai tuần 1
Phôi thai Tuần 2
Thai nhi tuần 1
Thai nhi tuần 2
Thai nhi tuần 3
Thai nhi tuần 4
Thai nhi tuần 5
Thai nhi tuần 6
Thai nhi tuần 7
Thai nhi tuần 8
Thai nhi tuần 9
Thai nhi tuần 10
Thai nhi tuần 11
Thai nhi tuần 12

Giai đoạn ba tháng tiếp theo của thai kỳ.

Chu kỳ ba tháng tiếp theo của thai kỳ đánh dấu sự trưởng thành của các cơ quan trên cơ thể và phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Trong suốt giai đoạn này, thai nhi sẽ phát triển khá nhanh về kích thước nên thai phụ sẽ cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi. Đây là thời điểm nhiều thai phụ cảm thấy tràn đầy năng lượng, khoẻ mạnh hơn chu kì 3 tháng đầu tiên
Thai nhi tuần 13
Thai nhi tuần 14
Thai nhi tuần 15
Thai nhi tuần 16
Thai nhi tuần 17
Thai nhi tuần 18
Thai nhi tuần 19
Thai nhi tuần 20
Thai nhi tuần 21
Thai nhi tuần 22
Thai nhi tuần 23
Thai nhi tuần 24
Thai nhi tuần 25
Thai nhi tuần 26

Ba tháng cuối cùng của thai kỳ

Ba tháng cuối của thai kì là thời gian thai nhi nghỉ ngơi và hoạt động. Thai nhi thường đổi tư thế nằm, di chuyển liên tục để tìm vị trí thoải mái nhất trong tử cung. Lúc này, não và hệ thần kinh của bé sẽ được hình thành đầy đủ, phổi cũng tiếp tục hoàn thiện.
Đối với thai phụ, đây có lẽ là khoảng thời gian dài nhất trong ba chu kì mang thai, vì cơ thể đã có sự thay đổi rõ ràng về trọng lượng và kích thước. Họ trở nên nặng nề và mệt mỏi hơn, ngay cả những hoạt động đơn giản cũng trở nên khó khăn đối với họ.
Huggies sẽ cung cấp cho bạn về tầm quan trọng của  sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn. Huggies hy vọng rằng loạt bài chăm sóc thai kỳ theo tuần này có thể giúp bạn hiểu nhiều hơn, từ đó cảm thấy thoải mái và tự tin hơn với những thay đổi mà việc có thai và sự phát triển của thai nhi đem lại cho người mẹ, cả về mặt thể chất lẫn tâm sinh lý. 
Thai nhi tuần 27
Thai nhi tuần 28
Thai nhi tuần 29
Thai nhi tuần 30
Thai nhi tuần 31
Thai nhi tuần 32
Thai nhi tuần 33
Thai nhi tuần 34
Thai nhi tuần 35
Thai nhi tuần 36
Thai nhi tuần 37
Thai nhi tuần 38
Thai nhi tuần 39
Thai nhi tuần 40

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét

Hey, we've just launched a new custom color Blogger template. You'll like it - Fanpage
Join Our Newsletter